Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Hỏi địa chỉ dịch thuật công chứng Bình dương để dịch thuật hồ sơ

Hỏi: E cần dịch thuật công chứng hồ sơ đi nước ngoài, xin hỏi ở Bình Dương địa chỉ dịch thuật công chứng Bình Dương nào uy tính và ở đâu ạ?

Đáp: Công ty dịch thuật Bình Dương tại Điạ chỉ 123 Lê Trọng Tấn, DĨ An, Bình Dương là đơn vịchuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật công chứng Bình Dương trên 50 ngôn ngữ từ 60 ngành nghề khác nhau. Với phương châm hoạt động luôn mong muốn được mang đến sự hài lòng dành cho quý khách hàng, đến nay Công ty dịch thuật Bình Dương đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực dịch thuật tại Việt Nam nói riêng và là nhà cung ứng dịch vụ dịch thuật tại Bình Dương Hàng Đầu nói riêng.

Sở hữu đội ngũ nhân viên dịch thuật có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao chúng tôi sẽ giúp quý khách có thể hoàn thành tốt tất cả công việc, văn bản mà mình cần một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Đặc biệt theo kết quả khảo sát mà chúng tôi đã nhận được từ các khách hàng đã từng hợp tác với Sao Kim Cương đều tỏ ra hài lòng về chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng và giá cả mà chúng tôi mang đến

Hiện nay công ty dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương đang cung cấp một số dịch vụ sau:

- Dịch thuật 50 ngôn ngữ như: Anh, Afghanistan (Ba tư), Ả Rập, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan, Pháp, Hà Lan, Malaysia (Mã lai), Bungari, Hunggari, Khmer (Campuchia), Lào, Thái Lan, Croatia, Đan Mạch, Đông Timor, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hy Lạp, Iceland, Indonesia, Ca-dắc-xtan, Kenya, Romania, Mông Cổ, Myanmar, Na Uy, Nepal, Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thụy Sĩ, Philippines, Cộng Hòa Séc, Singapore, Hán Nôm, Slovakia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Triều Tiên, Trung Quốc, Latinh, Ấn Độ, …

- Chèn phụ đề và lồng tiếng.

- Đổi giấy phép lái xe nước ngoài.

- Phiên dịch đa ngôn ngữ.

- Sao y bản chính, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự chuyên nghiệp.

Tất cả các dịch vụ của chúng tôi đều có sự đầu tư về chất lượng và dịch vụ do đó quý khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn Công ty dịch thuật Bình Dương mỗi khi có nhu cầu dịch thuật ngôn ngữ trên tất cả các loại giấy tờ, hợp đồng, công văn... Đến với chúng tôi quý khách hoàn toàn có thể tin tưởng để gửi gắm công việc của mình và nhận được kết quả tốt nhất bởi hơn ai hết chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết.

Với những lợi ích nêu trên hoàn toàn là những lý do thuyết phục giúp quý khách hàng lựa chọn Công ty dịch thuật Bình Dương là đối tác dịch thuật đáng tin cậy dành cho mình. Với tất cả những cố gắng không ngừng trong suốt quá trình hoạt động chúng tôi sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng khi đã tin tưởng khi đã lựa chọn dịch thuật Công ty dịch thuật Bình Dương.

Gửi cho chúng tôi dự án của bạn ngay hôm nay !

Hotline: 0947.688.883 – 0988.598.386

Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng "tột đỉnh" này

Dù là lướt web, chơi game, xem phim hay chỉ đơn giản là dùng điện thoại thôi, chúng ta đều phải chạm lên màn hình, sau đó nhìn những chuyển động của từng icon, từng chi tiết. Trải nghiệm này trước nay không hề được coi trọng, nhưng sự thật là nếu được nâng cấp thì bỗng nhiên, chiếc điện thoại cứ như được "lên level", dùng sướng tay hơn nhiều.

Vì thế mà một vài nhà sản xuất đã đón đầu xu hướng tăng tốc độ làm tươi màn hình (refresh rate) cũng như tốc độ nhận diện cảm ứng. Lợi ích của những cải tiến cho màn hình như vậy thật sự thấy rất rõ, chỉ cần dùng vài phút là "phê" ngay, ví dụ như những bạn trẻ dưới đây:

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 2.

Đầu tiên là thử vuốt qua lại menu ứng dụng này… Chỉ vài thao tác thôi là thấy chiếc máy viền đen mượt hơn hẳn!

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 3.

Lướt web cũng mượt và nhanh hơn nhiều so với chiếc máy còn lại.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 4.

Xem phim hành động thì sao? Chiếc máy viền đen bí ẩn cũng thể hiện tốt hơn hẳn ở những phân cảnh chuyển động nhanh, không bị bóng mờ chút nào.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 5.

Các bạn trẻ còn ví việc xem video bằng chiếc điện thoại viền đen "xịn" chẳng kém gì xem trên TV cao cấp đắt tiền cả.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 6.

Kể cả chơi game cũng vậy. Chuyển động nhanh thì cũng phải có màn hình thật mượt, thao tác cảm ứng thật nhạy thì mới không thua oan.

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 7.

Chơi thử bằng chiếc điện thoại viền đen bí ẩn xong mới nhận ra chân lý: "Thua không phải do mình "gà", mà là do máy chưa đủ xịn!"

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 8.

Ai cũng công nhận chiếc điện thoại này mượt thật sự, vậy danh tính của "em nó" là ai?

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 9.

Ồ, chính là OPPO Find X2 với tấm nền màn hình có tần số làm tươi lên đến 120Hz, cao gấp đôi tiêu chuẩn thông thường!

Các bạn trẻ bất ngờ khi màn hình smartphone 2020 có thêm tính năng tột đỉnh này - Ảnh 10.

Cùng với đó còn là khả năng nhận diện cảm ứng 240Hz để mọi thao tác đều trở nên nhanh nhạy và chân thực hơn.

Như các bạn đã thấy, một chiếc smartphone "đỉnh" của năm 2020 thì không chỉ cần cấu hình thật mạnh nữa. Để có được trải nghiệm mượt mà trơn dịch công chứng tru vượt trội dù là lướt web, chơi game hay xem phim ảnh thì nhất định phải có màn hình 120Hz và cảm ứng 240Hz nữa nhé!

Find X2 là smartphone cao cấp mới nhất của OPPO, chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam vào ngày 15/3, sẽ lên kệ tại Việt Nam từ ngày 1/4 với mức giá 23,99 triệu đồng. Từ 16/3 đến 31/3, khách hàng đặt trước OPPO Find X2 sẽ được nhận bộ quà tặng hấp dẫn bao gồm loa B&O Beoplay A1 (trị giá 7,9 triệu đồng), bảo hành toàn cầu 12 tháng cùng ưu đãi trả góp 0%, bảo hành chính hãng 18 tháng và bảo hành rơi vỡ màn hình 6 tháng. Độc giả đăng ký đặt trước sản phẩm tại đây .

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức "đáng lo ngại"

" Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết. 

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 1.

Trong tháng 3/2020, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 6.553, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung cả Quý I, có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ 2019). Trong đó:

+ 18.596 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26,0%).

Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong Quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

+ 12.178 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 20,6%). Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể trong Quý I/2019 trước đó tăng cao bởi hơn một nửa số đó ( 8.404 doanh nghiệp) bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

+ 4.115 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Tính trung bình, mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 2.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay - tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, "đóng băng" hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng "ngủ đông" để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chứ chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.

Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 có xu hướng chững lại. Cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 3.

Tình hình vốn đăng ký Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong Quý I/2020 là 14.810 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của Quý I/2019 so với Quý I/2018 tăng đến 78,1%.

" Đây là điều đáng lo ngại bởi theo ghi nhận hàng năm thì khoảng thời gian Quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm dịch công chứng tài chính mới, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có phương án tối ưu nhất ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết.

Sau khi có kết quả xác nhận mắc COVID-19, đây là điều đầu tiên Thủ tướng Anh "tâm sự" với ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ 6 (27/3) vừa qua đã có cuộc điện đàm dịch công chứng với Thủ tướng Anh Boris Johnson, sau khi ông Johnson xác nhận mình đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp ( COVID-19 ), theo The Hill.

"Tổng thống [Trump] đã gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng [Johnson] vì tình hữu nghị thân thiết, đồng thời [ông Trump] cũng chúc [ông Johnson] sớm hồi phục", phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết trong một tuyên bố sau đó.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch COVID-19 và cứu vãn nền kinh tế toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới phải tạm thời đóng cửa nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

"Hai nhà lãnh đạo cũng đã bày tỏ sự lạc quan rằng Mỹ và Anh sẽ phục hồi và trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết" - theo ông Deere.

Tổng thống Trump: Điều đầu tiên ông Boris Johnson nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở

Trong cuộc họp báo được tổ chức cùng ngày tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng đã chia sẻ với báo giới về nội dung cuộc trao đổi giữa ông và Thủ tướng Johnson khi đề cập tới vấn đề sản xuất máy thở:

"Điều đầu tiên ông ấy nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở. Ngày hôm nay ông ấy đã đề cập tới chuyện máy thở. Thật không may, ông ấy đã có kết quả dương tính [với SARS-CoV-2]. Điều đó thật khủng khiếp, nhưng ông ấy sẽ ổn. Tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ ổn.

Nhưng họ cần máy thở. Italy cũng muốn, Tây Ban Nha cũng vậy và Đức cũng thế. Họ đều rất cần máy thở. Chúng ta sẽ sản xuất thật nhiều để phục vụ nhu cầu của chúng ta và giúp đỡ cả các quốc gia khác", ông Trump nói.

Thủ tướng Johnson là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên trên thế giới mắc COVID-19. Trong đoạn video công bố tình hình sức khỏe của bản thân, ông Johnson cho biết ông sẽ tiếp tục trong thời gian cách ly và điều trị bệnh. Bộ trưởng Y tế Anh cũng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Vương Quốc Anh là một trong những quốc gia phát triển cuối cùng trên thế giới áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Ban đầu, chính Thủ tướng Johnson cũng có phần chủ quan khi tiết lộ với báo giới ông từng đến bệnh viện và bắt tay với bệnh nhân COVID-19.

Hiện tại, nước Anh đã xác nhận tổng cộng 14.543 ca nhiễm và 759 ca tử vong do COVID-19, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những ngày gần đây.

Dịch COVID-19: Kinh tế, sức khỏe người dân và nguy cơ về một cuộc Đại khủng hoảng ở Mỹ

Cuộc Đại khủng hoảng tại Mỹ (năm 1929- 1933) bắt đầu bằng việc thị trường chứng khoán lao dốc đã gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, suy giảm sản lượng kinh tế, gây tâm trạng bất an cho cả 1 thế hệ.

Nó đã tái định hình nước Mỹ, dịch chuyển dòng người di cư, sản sinh các dòng nhạc, trường phái hội họa và văn học mới. Tuy nhiên, dưới thời tổng thống Franklin Roosevelt, cuộc đại khủng hoảng cũng tạo ra một loạt chương trình phúc lợi xã hội mới như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội nghỉ hưu, và bảo hiểm tiền gửi ngân hàng.

Sự lây lan nhanh chóng và chưa từng có tiền lệ của virus corona đang khiến người ta liên tưởng tới cuộc Đại khủng hoảng này do dự báo sự tăng đột biết số lượng người mất việc và sự sụt giảm đáng kể sản lượng kinh tế giống như những gì diễn ra hồi năm 1930.

Nhưng để cuộc khủng hoảng thực sự xảy ra, một loạt các con số kỉ lục sẽ phải xuất hiện trong những tuần tới: ví dụ như hàng triệu người mất việc làm, sụt giảm tổng sản lượng kinh tế ở mức 2 con số trên quy mô lớn và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải nhiều tháng.

Ông Bernard Baumohl, trưởng kinh tế toàn cầu của tổ chức Economic Outlook Group, nói: "Không có một định dịch công chứng nghĩa rõ ràng về đại khủng hoảng nhưng chắc chắn nó rất khác về mức độ và quy mô so với 1 cuộc suy thoái". Lấy ví dụ về cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ mất 20% số việc làm trong 3 năm, gấp 4 lần con số việc làm mất đi trong cuộc Đại suy thoái 2007-2009.

Trong 4 năm của cuộc Đại khủng hoảng, nước Mỹ giảm 1/3 sản lượng kinh tế. Mặc dù một số nhà kinh tế nghĩ rằng nước Mỹ dự đoán chính xác sản lượng từ tháng 4- tháng 6 sụt giảm ít nhất 14%, hiếm ai nghĩ rằng sự sụt giảm này kéo dài trong nhiều năm.

Chi tiêu công cũng là 1 nhân tố. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến, nên khoản tiền chính phủ phải hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân rất lớn. Những biện pháp bình ổn này tỏ ra có tác dụng hiệu quả trong các kỳ suy thoái trước.

Các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng sẽ góp phần vào sự hình thành cuộc Đại khủng hoảng. Sự thất bại của FED trong việc ngăn các ngân hàng phá sản cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Thời điểm này, FED và các ngân hàng trung ương của các nước đã nhanh chóng thông qua các gói cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt và thực thi các chính sách mới nhằm giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp và giảm bớt tình trạng sa thải hàng loạt.

Bước quan trọng tiếp theo là các nhà kinh tế học và những người làm chính sách cần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế công tại Mỹ.

Các chuyên gia y tế nói rằng các quy định không thống nhất giữa các bang và phản ứng chậm chạp của chính phủ có thể khiến cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Việc tổng thống Donald Trump mong muốn sớm hồi sinh nền kinh tế cũng có thể tạo ra các rủi ro.

Theo nghiên cứu của Tạp chí khoa học công Lancet dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, việc dỡ bỏ các quy định phong tỏa quá sớm có thể tạo ra dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.

Số người thương vong càng lớn, dịch bệnh kéo dài càng lâu thì nền kinh tế càng bị thiệt hại nhiều. "Cần khống chế dịch bệnh trước rồi mới tính đến các hoạt động kinh tế được," chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản?

01

Tôi từng biến mất khoảng một tuần, có người bạn để ý nên nhắn tin hỏi tôi đã đi đâu.  Tôi im lặng rất lâu, sau đó đáp: "Sống quá thất bại, cần tìm một nơi để trốn chạy".

Người bạn đó nói: "Như cậu mà còn gọi là thất bại thì có phải bọn tôi đừng nên sống nữa hay không".

Tôi trả lời: "Làm gì đến mức thế. Mà nói chung cố mà sống thôi, kiếm tiền".

Người bạn: "Cậu mà thiếu tiền ư? Tính theo tuổi cậu giờ chắc cũng phải tiết kiệm được kha khá rồi. Tháng nào cũng có lương, lại còn viết lách thêm, cả đống tiền".

Tôi đọc mà bật cười: "Tôi nghèo lắm, trời ạ. Ở tuổi tôi thì nên tích được bao nhiêu tiền chứ? Cậu nghĩ thử coi".

Tôi mang câu hỏi này post lại lên MXH và thu về vô số đáp án, phần lớn đều của những người độ tuổi từ 18-35 tuổi.

27 tuổi, không nhà, không xe, không bạn gái, không tiền tiết kiệm...

23 tuổi, một căn nhà, tài sản cá nhân khoảng 300 triệu...

25 tuổi, có nhà, có xe, có vợ, có con, không có tiền tiết kiệm...

28 tuổi, ở trọ, có bạn gái, không có tiền tiết kiệm...

19 tuổi, sống dựa vào trợ cấp của gia đình, tài sản cá nhân có điện thoại, đồng hồ?

29 tuổi, một công ty, một biệt thự, một Mercedes, tài sản hiện nay tính tiền tỷ...

... Không có gì cả...

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 1.

Cứ thế, mọi người so đi tính lại, có người giàu, có dịch công chứng người nghèo, có người hâm mộ, có người tranh cãi... Rồi không ai bảo ai, mọi người đều tập trung vào người có câu trả lời có công ty, có biệt thự, có siêu xe kia. Tất nhiên, câu hỏi lúc này tất cả đều kiểu: "Có phải cậu là rich kid không? Có phải lập nghiệp lâu lắm rồi không? Mà lập nghiệp sớm cũng không thể có biệt thự, có siêu xe nhanh như thế được".

Kỳ lạ là khổ chủ lại hoàn toàn im lặng giữa cơn ồn ào mình gây ra.

Lúc này, có người khẳng định chắc nịch: "Chắc chắn con nhà giàu luôn. 23 tuổi tốt nghiệp đại học, vừa tốt nghiệp đã mở công ty riêng, lái siêu xe. Nếu không phải nhà có điều kiện thì làm gì có chuyện 29 tuổi đã phất nhanh vậy".

Bên dưới 100 comment thì 99 comment đồng tình: "Đúng vậy".

Sau đó lại là một loạt than vãn, kể khổ, thở dài, kêu ca bất công.

Lúc này đây tôi tự nhiên hối hận câu hỏi mình đã đăng lên. Trải nghiệm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hoàn cảnh, thử thách, con đường mọi người có cũng thế. Sự so sánh vô hình này sẽ khiến người ta cảm thấy vừa ngưỡng mộ vừa áp lực vô cùng.

02

Ngày hôm sau, anh chàng 29 tuổi kể trên inbox riêng cho tôi, hỏi: "Cậu có tin tôi là rich kid không?".

Tôi ngẫm nghĩ rồi kết hợp với phản ứng đám đông nên đồng ý.

Người ấy lại nói: "Nhà tôi làm kinh doanh thật nên chắc sinh ra tôi đã có máu kinh doanh. Nhưng chỉ có máu kinh doanh thôi thì tác dụng gì? Lên cấp 3, tôi vừa học vừa tìm cách đầu tư. Lên năm nhất đã thành lập công ty riêng. Tới năm 2, công ty phá sản, tôi mang món nợ gần 1 tỷ đồng. Năm 3 đại học, vất vả lắm tôi mới lên được một dự án, chạy vạy, đi khắp nơi xin đầu tư hơn 3,2 tỷ, nhưng cuối cùng chỉ xin được 1,6 tỷ. Đã vậy nhà đầu tư còn rút vốn giữa chừng, tôi khốn đốn đến mức không trả nổi lương cho nhân viên. Khi đó tôi đã nghĩ mình trắng tay rồi. Tôi không biết mình đã vượt qua quãng thời gian đó như thế nào nữa. Cuối cùng, cơ hội đến, tôi một lần nữa sống lại. Đương nhiên, suy cho cùng tôi vẫn may mắn hơn nhiều người khi ông trời nhận ra sự cố gắng của tôi. Tôi đã tự trở thành rich kid của cuộc đời tôi".

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 2.

Đọc xong tâm sự của doanh nhân trẻ này, tôi thở dài. Đúng là không có so sánh thì không có đau thương. 

Chúng ta của hồi cấp 3 còn đang cắm đầu vào học, hoặc bám hành lang bàn luận cậu bạn lớp bên nào đẹp trai, đàn em khóa dưới nào xinh gái, "kinh doanh" là khái niệm gì đó quá ư lạ lẫm hoặc cho rằng đó là việc của người lớn, chẳng liên quan gì đến mình hết. 

Tới năm nhất đại học, chúng ta nghĩ mình là tân sinh viên, chỉ quan tâm đến chuyên ngành của mình rồi lo yêu đương. "Công ty riêng" là từ trên trời, nói chi đến việc tự mình quản lý, vận hành, lãi, nợ gì đó hoàn toàn xa tầm với.

23 tuổi tốt nghiệp, theo đúng quy trình thì chúng ta sẽ lao đầu đi tìm việc. Trước khi tìm được việc hoặc kể cả mới đi làm thì còn thử việc, thực tập, lương thấp, chúng ta vẫn phải sống dựa vào bố mẹ. Loay hoay giữa thành phố lớn, lo tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, lương cơ bản coi như đủ, lấy đâu ra tiền tiết kiệm. Chúng ta phần đông giống với trường hợp 27 tuổi, không nhà, không xe, không tiền tiết kiệm, không có cả người yêu.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 3.

Tất nhiên, cũng có một kiểu người còn trẻ đã kết hôn, bố mẹ hai bên đều có điều kiện nên mua nhà cho. Hai vợ chồng trẻ giải quyết được vấn đề nhà cửa rồi thì nay chỉ cần lo làm việc thôi, không có tiền tiết kiệm cũng không sao.

Còn người có câu trả lời 23 tuổi có nhà, có 300 triệu trong tài khoản kia có thể là rất giỏi, tự mua được nhà, hoặc được bố mẹ mua cho. Còn 300 triệu tiết kiệm là cô ấy tự nỗ lực mà, không thì do có người giúp.

Nói chung, bạn hoàn toàn không thể nhìn vào độ tuổi của một người để phán đoán xem họ cần phải có bao nhiêu tiền. Bởi lẽ, bạn có thể có cơ duyên hoặc không, bạn có thể có may mắn hoặc không, bạn có thể cố gắng hoặc không, quá nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

03

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 4.

Tôi có một cô bạn mà tôi coi như nữ thần. Lý do là vì cô ấy rất xinh, rất giỏi, làm việc ở công ty lớn, thường check-in ở những nơi mà người thường ít có khả năng tới, lâu lâu còn chụp ảnh chung với toàn người nổi tiếng. Ngay cả việc xem trang cá nhân của cô ấy thôi tôi cũng nhận thấy nó khác với người khác, nơi đó toát ra cái khí chất ở "tầng trên". Nếu không phải biết rõ cô ấy, tôi sẽ nghĩ cô ấy rất giàu, lương cao chót vót, gia thế khủng, tiền tiết kiệm cũng rất nhiều. Thế nhưng quen rồi mới biết, cô ấy thực ra chỉ là một thợ trang điểm bình thường. Vì hay theo các đoàn làm phim nên được đi khá nhiều nơi, thậm chí nếu đoàn phim thiếu diễn viên quần chúng hoặc vai phụ của phụ, cô ấy cũng được mời tham gia luôn.

Tôi hỏi cô ấy: "Nghề của bà chắc lương cao lắm nhỉ? Suốt ngày được đi nữa chứ, mới 20 tuổi nhưng chắc tiết kiệm được kha khá rồi đúng không?".

Cô ấy cười khổ: "Ông nhìn bên ngoài thì thấy thế thôi chứ tiền lương là một chuyện, phải đi theo tôi ông mới biết mọi chuyện thực sự là như thế nào".

Sau này có lần vì quá tò mò, tôi đi làm "thợ phụ" cho cô nàng thật. Cô ấy nhận trang điểm cho một đoàn làm phim, đến cảnh nữ chính là cô dâu cần quay ngoại cảnh, cô ấy đi theo. Mỗi ngày chỉ được nghỉ ngơi 4 tiếng, vì phải quay cảnh bình minh nên 4 giờ sáng cô ấy đã phải dậy trang điểm. Diễn viên quay thì cô ấy ngồi chợp mắt trên ghế, không dám ngủ say vì sợ người ta cần dặm phấn hay tô son thêm. Cứ thế, cảnh này vừa xong, cô ấy lại chạy qua cảnh khác, trang điểm hết vai này đến vai khác. Cả ngày dài làm việc, lưng cô ấy có khi còn không thẳng lên được. Nếu đoàn phim quay đêm, cô ấy cũng phải thức theo.

Làm mấy năm, tiền tiết kiệm đúng là có thật nhưng cơ thể cô ấy cũng đến lúc biểu tình: Đau dạ dày, đau lưng, suy giảm trí nhớ, trái gió trở trời thì đau hết mình mẩn... Tới lúc này, tiền kiếm được muốn tiêu cũng không xong. Đó là chưa kể đến chuyện nếu không việc, cô ấy chỉ biết ngồi nhà chạy mấy job nhỏ lẻ, công bỏ ra thì nhiều mà tiền thu về thì ít.

04

Nói chung, khi bạn hơn 20 tuổi, bạn cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm là chuyện của bạn, chứ xã hội không hề có tiêu chuẩn thống nhất nào hết. 

Nếu bạn còn đi học, dù bạn không có tiền tiết kiệm cũng không ai khinh thường bạn hết, là học sinh thì việc học mới là quan trọng, cơ hội kiếm tiền tương lai còn rất nhiều.

Nếu bạn đã đi làm mà cũng chẳng có tiền tiết kiệm cũng không sao, dù sao bạn vẫn còn trẻ, cố gắng nhiều hơn một chút là được.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 5.

Về cơ bản, những điều bạn trải qua cũng như cơ sở kinh tế giữa người với người không giống nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Chúng ta không ai giống ai hết, điều công bằng duy nhất là chúng ta có quỹ thời gian như nhau, quyền lợi học tập như nhau và khát vọng kiếm tiền như nhau. Chỉ cần bạn vững tin thì số phận cũng có thể thay đổi. 

Cứ kiên trì đi, kiên trì đến lúc chân mỏi, giọng khàn, mắt mờ, như vậy, bạn sẽ có được nhiều hơn cả những gì bạn muốn.  20 tuổi, thậm chí 30 tuổi không có tiền tiết kiệm không sao hết, không có nhà không sao hết, không có xe không sao hết, không có bồ cũng không sao hết, có năng lực và một trái tim mạnh mẽ mới là điều quan trọng.

Cố gắng thì hơi mệt một chút, nhưng ít nhất cảm giác luôn thấy an tâm.

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến "phát hờn" khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza

Gia đình Cam Cam, gia đình Xoài, gia đình Đậu là "liên minh" 3 gia đình thế hệ 4.0 "quyền lực" nhất nhì miền Bắc. Cả ba gia đình (gia đình nhà Xoài: Tùng Sơn - Trang Lou - bé Xoài, gia đình nhà Đậu: Ba Duy - Nam Thương - bé Đậu và gia đình Cam Cam: Kiên Hoàng - Loan Hoàng - bé Cam) đều sở hữu lượng theo dõi đông đảo trên mạng xã hội.

Ba gia đình thường xuyên có những buổi hẹn hò đi chơi, ăn uống với nhau và nhận được sự quan tâm, yêu thích của người hâm mộ. Tuy nhiên, mới đây hình ảnh 3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu "trốn" ba mẹ để rủ nhau đi chơi "riêng" khiến khán giả càng phấn khích trong chương trình " Thử thách lớn khôn ". Mặc dù không có phụ huynh bên cạnh, ba em bé dịch công chứng vẫn rất ngoan ngoãn trò chuyện để đợi phần ăn được phục vụ. Loạt biểu cảm siêu đáng yêu, kháu khỉnh của bé Xoài, Cam, Đậu cùng nhau chia sẻ, thưởng thức pizza, khoai tây rán khiến ai cũng phải "tan chảy". Được sự nuôi dạy khéo từ ba cặp bố mẹ, cả ba nhóc tì tuy chỉ mới 4 tuổi nhưng đã biết dùng nĩa để lấy khoai tây.

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 1.
3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 2.

3 nhóc tì ăn uống cùng nhau cực kỳ đáng yêu

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 3.

Bé Cam

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 4.

Gia đình nhà Đậu

3 nhóc tì Cam, Xoài, Đậu dễ thương đến phát hờn khi trốn bố mẹ rủ nhau đi ăn pizza - Ảnh 5.

Gia đình nhà Xoài

Ngoài sự góp mặt của 3 "gia đình IT" miền Bắc, chương trình còn đón chào sự tham gia của 3 gia đình nổi tiếng ở miền Nam gồm: gia đình nghệ sĩ Kim Tử Long – Trinh Trinh - bé Andy Khánh, gia đình nghệ sĩ Thu Trang – Tiến Luật – bé Andy, gia đình ca sĩ Đoan Trang – Mr.Johan Wicklund – bé Sol.

Tập 2 của "Thử thách lớn khôn" sẽ được phát sóng vào lúc 20h25 thứ 6, ngày 03/4/2020 trên kênh HTV7.

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc

Để chủ động  phòng dịch Covid -19 , UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản ra lệnh đóng cửa tất cả các hàng quán trên địa bàn đến ngày 5/4, trừ hàng thiết yếu nhằm hạn chế việc tụ tập đông người, chặn đứng nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV tối ngày 27/3, một số quán café tại TP Hồ Chí Minh vẫn bất chấp dịch bệnh mở cửa hoạt động. Không chỉ có các quán cà phê nhỏ lẻ mà thậm chí ngay cả một nhà hàng nằm dịch công chứng trên địa bàn quận 1  vẫn mở cửa và phục vụ hơn 30 khách cho đến tận khi được các cơ quan chức năng đến làm việc.

Đây là số ít những quán hàng mà PV ghi nhận sau 3 ngày TP HCM có chỉ thị tạm ngưng hoạt động dịch vụ ăn uống có công suất trên 30 người, để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid -19.

Việc một số hàng quán bất chấp mở cửa đón khách, tụ tập đông người như vậy đang làm dấy lên nhiều lo ngại trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh. Thực hiện: Kingpro

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc đóng cửa trước mở cửa bên đến việc... tắt đèn đón khách - Ảnh 2.

Một số hàng quán kéo cửa cuốn nhưng vẫn có khách ngồi bên trong

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc đóng cửa trước mở cửa bên đến việc... tắt đèn đón khách - Ảnh 3.

Các beer club vẫn đón và phục vụ đông khách

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời

Thông tin  nữ diễn viên Mai Phương qua đời  vào tối ngày 28/3 sau hơn 1 năm chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác đã làm đông đảo khán giả, bạn bè nghệ sĩ vô cùng bàng hoàng, thương tiếc. Mới đây, Phùng Ngọc Huy - bạn trai cũ và cũng là bố của con gái Mai Phương cũng có động thái đầu tiên ngay khi biết tin buồn. 

Cụ thể trên trang cá nhân, nam ca sĩ cập nhật ảnh bìa và ảnh đại diện sang màu đen, như một cách bày tỏ sự tiếc thương. Ngoài ra, Phùng Ngọc Huy cũng không có thêm bất cứ chia sẻ gì trên mạng xã hội về tin buồn này. Được biết, hiện nam ca sĩ đang ở Mỹ và rất khó khăn để trở về Việt Nam dự tang lễ Mai Phương trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời - Ảnh 2.

Phùng Ngọc Huy chuyển ảnh đại diện và ảnh bìa trang cá nhân Facebook sang màu đen, như một cách bày tỏ sự tiếc thương ngay khi nghe tin Mai Phương qua đời.

Phùng Ngọc Huy đã có động thái đầu tiên ngay khi hay tin Mai Phương qua đời - Ảnh 3.

Mai Phương và Phùng Ngọc Huy từng có 3 năm mặn nồng bên nhau trước khi đường ai nấy đi. Trong suốt thời gian Mai Phương bị bệnh, Phùng Ngọc Huy dù ở xa nhưng vẫn dành sự quan tâm đặc biệt tới cô.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt?

Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 1.

Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.

Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.

Đây là cách máy thở hoạt động

Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.

Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên ”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 2.

Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:

Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy dịch công chứng thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.

Loại thứ hai có tên suy hô hấp giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.

Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.

Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân ”, bác sĩ Hill nói. “ Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại ”.

Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở

New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 3.

Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.

Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.

Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 4.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Du học sinh Trung Quốc đắn đo về nước hay ở lại Mỹ

Vì không chắc chắn thời gian có thể trở lại Mỹ, gia đình khuyên Zheng ở lại. "Tôi lo lắng nếu bay về Trung Quốc và lây nhiễm trên máy bay, nhưng ở lại Mỹ cũng không thoải mái gì. Là người nước ngoài mắc bệnh ở đây, liệu tôi có thể được chữa trị kịp thời?", Zheng chia sẻ.

Là Chủ tịch Hội sinh viên và học viên Trung Quốc tại Đại học Washington tại Seattle, Washington, Nuo Xu nhận xét sự bùng phát Covid-19 tại các thành phố lớn ở Mỹ đã thúc đẩy sinh viên về nước, nhưng anh quyết định ở lại. Điều làm anh lo lắng là bị phân biệt đối xử khi đeo khẩu trang trong khuôn viên trường.

Fangyin Wei, Chủ tịch Hội sinh viên và học viên Trung Quốc tại Đại học Princeton, New Jersey, cũng không khuyến khích du học sinh trở về, hy vọng mọi người ở lại sẽ giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn.

Lo lắng về tình trạng phân biệt đối xử tăng cao khi Tổng thống Donald Trump gọi Covid-19 là "virus Trung Quốc", Wei nói: "Tôi sợ sẽ gặp khó khăn nếu nộp đơn đăng ký thực tập trong tương lai".

Hành khách Trung Quốc đợi làm thủ tục tại sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Hành khách Trung Quốc đợi làm thủ tục tại sân bay quốc tế JFK, New York, Mỹ ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Không giống các bạn, Jingjing Huang, sinh viên năm hai Đại học Mount Holyoke, bang Massachusetts, lại nhanh chóng mua vé máy bay về Trung Quốc ngay khi trường đại học thông báo đóng cửa để phòng dịch. Trường nằm ở nơi hẻo Biên phiên dịch lánh, mất 2-3 giờ lái xe đến thành phố New York hoặc Boston. Nếu ở lại, Huang lo sẽ không có ai giúp đỡ khi gặp khó khăn.

Trong khi yêu cầu sinh viên Mỹ rời khỏi trường, Đại học Mount Holyoke cho phép sinh viên quốc tế ở lại ký túc xá. Huang nhận được email từ trường học trấn an rằng việc nữ sinh quay về quê hương sẽ không ảnh hưởng đến tiến độ học tập, chỉ cần tham dự đầy đủ các lớp học trực tuyến.

Tuy nhiên, hành trình trở về Trung Quốc của Huang không dễ dàng. Ban đầu, Huang đặt vé máy bay của hãng hàng không China Southern Airline nhưng bị hủy. Cô chuyển qua mua vé của hãng Asiana Airlines và thành công.

Ngày 19/3, máy bay chở Huang hạ cánh tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc sau hành trình kéo dài 53 giờ. Điều đầu tiên Huang làm là viết bài chia sẻ kinh nghiệm xuất, nhập cảnh trong nhóm du học sinh trên mạng xã hội WeChat. Cô hy vọng trải nghiệm của bản thân có thể giúp ích cho những du học sinh khác đang nóng lòng trở về quê hương.

Trong thời gian cách ly tại khách sạn, Huang tìm đọc các bài viết về du học sinh nước ngoài quay trở về Trung Quốc. Chủ đề này hiện được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo và Twitter Trung Quốc. Hầu hết mọi người cho rằng quyết định trở về sẽ an toàn hơn đối với du học sinh, miễn là họ cung cấp thông tin di chuyển trung thực và tuân thủ quy định y tế nghiêm ngặt. Số khác không đồng tình, cho rằng du học sinh nên ở lại để "không mang virus về quê hương".

Khi số lượng người Trung Quốc sống tại nước ngoài trở về quê hương gia tăng trong thời gian gần đây và mang theo nCoV, Chính phủ Trung Quốc khuyến cáo người dân nên cân nhắc kỹ các rủi ro trước khi trở về, trừ trường hợp khẩn cấp.

Đến ngày 21/3, Covid-19 đã lan ra 186 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 280.000 người nhiễm bệnh và hơn 11.000 người tử vong. Trung Quốc, nơi đầu tiên bùng phát dịch, ghi nhận 81.008 ca nhiễm, trong đó 3.255 người chết. Mỹ ghi nhận gần 20.000 ca nhiễm, 275 người chết.

Tú Anh (Theo SCMP )

Được - mất khi chính phủ phát tiền cho dân chống Covid-19

Chính quyền Trump có thể sẽ phát chi phiếu 1.000 USD cho tất cả người dân. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm 18/3 đang xem xét triển khai tạm thời chương trình thu nhập cơ bản phổ thông. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc phát ít nhất 12.000 yen (109 USD) cho mỗi người.

Các nhà kinh tế cho rằng, phát tiền không phải công cụ hoàn hảo để chống lại suy thoái kinh tế. Nhưng khi các thành phố khắp nơi trên thế giới bị phong tỏa, tình trạng thất nghiệp bắt đầu tăng thì việc này cũng là một cách để giảm cú sốc cũng như hỗ trợ phần nào cho sự phục hồi. Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cảnh báo Covid-19 có thể châm ngòi một cuộc Đại khủng hoảng mới.

"Có một lượng lớn lao động đã mất việc trong tuần này", Michael Pearce, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics, cho biết. "Những người đó sẽ cần hỗ trợ thu nhập ngay lập tức", ông nói.

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Trump có thể kích hoạt 'làn sóng phát tiền'

Ý tưởng phát tiền của ông Trump cũng sẽ kích hoạt một làn sóng phát tiền của các chính phủ khác. "Chúng tôi không muốn mọi người mất việc hoặc không có tiền để sống, trong khi họ làm việc rất tốt chỉ Biên phiên dịch bốn tuần trước", Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp báo.

Phát tiền là một phần của kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD đang được thảo luận, và sẽ cần được quốc hội Mỹ phê chuẩn. Đợt chi tiêu đầu tiên trong gói này có thể tốn 250 tỷ USD nhưng dường như đang nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Một bản ghi nhớ của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy một gói trị giá 500 tỷ USD có thể được giải ngân. "Đó là một khởi đầu tốt," ông Pearce nói.

Chính phủ nhiều nước đã cho biết sẽ tăng mạnh chi tiêu và đảm bảo tín dụng để ngăn chặn sụp đổ kinh tế bởi Covid-19. Morgan Stanley dự báo, một gói kích thích tài khóa trị giá 1.700 tỷ USD sẽ sớm được củng cố. Kích thích lớn từ các ngân hàng trung ương, bằng việc cắt giảm lãi suất và rót hàng nghìn tỷ vào hệ thống tài chính, là động thái đáng kể. Tuy nhiên, có khả năng nó vẫn chưa đủ để bù đắp cơn địa chấn cho nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.

Vì vậy, một số quốc gia và thành phố dự định phát tiền như là một phần của kế hoạch phản ứng chống lại đại dịch. Cuối tháng 2/2020, Hong Kong cho biết sẽ phát 10.000 đôla Hong Kong (1.288 USD) cho tất cả cư dân thường trú từ 18 tuổi. Australia tuần trước nói rằng sẽ phát 750 đôla Australia (434 USD) cho những người nghỉ hưu và cần nhận hỗ trợ thu nhập khác.

Ở châu Âu, nơi các quốc gia đang ban hành lệnh ngừng hoạt động nghiêm ngặt để cố gắng kiểm soát dịch bệnh thì việc phát tiền là chưa từng có, theo Carsten Brzeski, Nhà kinh tế trưởng của khu vực đồng euro tại Ngân hàng ING (Hà Lan).

Nhưng theo ông, có vẻ như đó sẽ là đối sách hợp lý tiếp theo của Đức, Pháp và Tây Ban Nha, những nước đã cam kết sẽ làm "bất cứ điều gì" để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ, trong thời điểm này, các mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ của họ vẫn không đủ khả năng để giảm sốc trước tình hình.

"Nó giúp ngăn chặn thiệt hại," Holger Schmieding, Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg nói. "Bạn có thể trả cho nhân viên của mình thêm một tháng nữa nếu bạn nhận được hỗ trợ", ông nói.

Mỹ đã từng hành động tương tự dưới thời Tổng thống George W. Bush, trong hai lần khủng hoảng 2001 và 2008. Khi ấy, người Mỹ độc thân nhận được đến 600 USD và các cặp vợ chồng nhận được đến 1.200 USD. Người có thu nhập càng cao thì nhận được càng ít. Tổng số tiền phát ra của gói này khoảng 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc phát tiền cũng vẫn đóng vai trò quan trọng để thu hẹp khoảng cách cho những người cần thiết nhất và hỗ trợ thế giới vững vàng hơn trước cuộc khủng hoảng. Chuyên gia Carsten Brzeski cho rằng, phát tiền phần nào vẫn làm giảm khó khăn và sự phục hồi đến sau sẽ được mạnh mẽ hơn.

Cái giá phải trả

Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng việc phát tiền cho phần lớn dân số của đất nước là một phương pháp chẳng mấy thông minh. Một số người không cần sự giúp đỡ vẫn có thể nhận tiền. Và trong một thế giới, nơi mọi người được khuyên không nên rời khỏi nhà, các rạp chiếu phim, nhà hàng và quán bar vẫn đóng cửa, thì rất khó để bơm tiền trở lại nền kinh tế.

Phát tiền mặt quy mô lớn chắc chắn vẫn có rủi ro. Mối quan tâm hàng đầu là lạm phát. Nếu mọi người nhận được 1.000 USD, chủ nhà có tăng tiền thuê không? Cửa hàng tạp hóa có thể tăng giá thực phẩm? Mặc dù lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn khá thấp trước cuộc khủng hoảng, nhưng đại dịch tấn công cả cung lẫn cầu, khi các nhà máy đóng cửa và người dân giảm chi tiêu.

"Khi khủng hoảng xảy ra, điều đầu tiên là giá cả tăng lên", Ugo Gentilini, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Worldbank cho biết. "Điều này có thể xảy ra lần nữa", ông nói.

Phát tiền cho dân cũng sẽ rất tốn kém. Cùng với số tiền khổng lồ được hứa hẹn thông qua các biện pháp kích thích tài khóa truyền thống, cả hai sẽ khiến nợ công của đất nước tăng phi mã. Mức nợ toàn cầu đã cao "ngất trời". Các khoản vay hộ gia đình, chính phủ và công ty đã tăng lên 253.000 tỷ USD trong quý III/2019, theo Viện Tài chính Quốc tế. Kết quả, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ở mức trên 322%, mức cao nhất từng được ghi nhận.

Nhưng với lãi suất ở mức thấp trong lịch sử, nhiều người nói bây giờ không phải là lúc để lo về gánh nặng nợ nần. "Thế giới đang trong một cuộc chiến thực sự", nhà kinh tế người Pháp Olivier Blanchard, Cựu Kinh tế trưởng IMF bình luận. "Chúng ta đừng quá khắt khe", ông nói.

Phiên An ( theo CNN )

Tổng thống Putin và chiến lược chuyển mình từ "Đại Âu" sang "Đại Á": Từ biệt châu Âu, "gấu Nga" là phải gặp "rồng Trung Quốc"?

Bước đi chiến lược của Nga

Khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra vào năm 2014, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng: Nga khi không còn ảnh hưởng ở Ukraine sẽ có xu hướng tiến về châu Á. Với biên giới gắn liền với châu Á nhiều hơn ở châu Âu, Moscow chắc chắn sẽ chuyển trọng tâm vào Trung Đông và Trung Quốc.

Về sau này, Trung Quốc đã trở thành đồng minh quan trọng của Nga trong nền chính trị toàn cầu, nhưng cũng có những lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ làm lu mờ vai trò của Moscow trong quan hệ song phương.

Nói cách khác, các nhà phân tích lo ngại Nga sẽ biến thành một cánh tay phải của Trung Quốc - cung cấp tài nguyên năng lượng cho người khổng lồ châu Á – thay vì ở vị thế ngang hàng.

Nhiều năm trôi qua, đã có những sự đổi khác không còn đúng với phân tích nói trên. Cuộc khủng hoảng Ukraine và sự xấu đi sau đó của mối quan hệ với phương Tây đã giải phóng Nga khỏi quan điểm "châu Âu là trung tâm của chính sách đối ngoại".

Lần đầu tiên kể từ thời Peter Đại đế, Nga đã khởi xướng một chiến lược đối ngoại từ bỏ châu Âu. Trong hướng đi này, Bắc Kinh được xem là đối tác hỗ trợ cho chiến lược của Moscow, cây bút Emil Avdaliani từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Begin-Sadat nhận định.

Điều này xuất phát từ việc cả Moscow và Bắc Kinh đều có chung mong muốn hạn chế ảnh hưởng của Mỹ trên khắp Âu-Á, nên có sự đồng thuận giữa giới tinh hoa chính trị Nga về ý tưởng phát triển và chính thức hóa quan hệ Nga-Trung vượt qua cấp độ hiện tại. Một số thậm chí còn không ngần ngại chấp thuận ý tưởng về một liên minh.

Một loạt các ý tưởng về chính sách đối ngoại của Nga được đưa ra kể từ năm 2014 rất hấp dẫn, nhưng nó che khuất một sự phát triển quan trọng: Nga đang ngày càng giống như một quốc gia châu Á đích thực, cây bút Emil Avdaliani đánh giá.

Ngày nay, công chúng đang chứng kiến việc Nga giảm dần ảnh hưởng chính trị ở Đông Âu. Mặc dù các dự án địa chính trị của Nga ở châu Âu như đường ống dẫn khí đốt, sáp nhập Crimea và cản trở kế hoạch mở rộng quyền lực của NATO/EU về phía Đông đang có những thành công nhất định, nhưng thành công sau cùng của tất cả các chiến lược đó vẫn còn là câu hỏi. Về cơ bản, Phương Tây vẫn mạnh hơn Nga nhiều về kinh tế, quyền lực mềm.

Chính vì vậy, Nga đang tập trung hơn vào châu Á (bao gồm cả Trung Đông), không phải vì kế hoạch tổng thể của Điện Kremlin từ đầu đã xác định mục tiêu đó, mà là vì thời thế đang thay đổi, sự hợp tác với Trung Quốc là điều không thể tránh khỏi.

Thời đại của châu Á

Tổng thống Putin và chiến lược chuyển mình từ Đại Âu sang Đại Á: Từ biệt châu Âu, gấu Nga là phải gặp rồng Trung Quốc? - Ảnh 1.

Trung Quốc sẽ là đối tác quan trọng của Nga trong thời đại châu Á.

Khoảng 10 năm trước, giới tinh hoa chính trị Nga đã háo hức về triển vọng tạo ra một "không gian châu Âu" rộng lớn, trải dài từ Lisbon đến Vladivostok. Đây sẽ là một không gian kinh tế thống nhất mà thậm chí có thể mở rộng đến tận biên giới Trung Quốc. Chính ông Putin đã công khai ủng hộ ý tưởng này.

Nhưng sau một vài năm, tầm nhìn của Nga đã hoàn toàn thay đổi. Về góc độ địa kinh tế, ý tưởng về không gian "Đại Âu" của Tổng thống Putin đã dần được thay thế bằng khái niệm "Đại Á", trải dài từ St. Petersburg đến Thượng Hải.

Vào năm 2014, Trung Quốc đã thay thế Đức trở thành đối tác thương mại số một của Nga - nhưng Nga chỉ đứng thứ mười trong số các đối tác thương mại của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã thay thế Đức trở thành nhà cung cấp máy móc và thiết bị lớn nhất của Nga.

Thực tế này đã thúc đẩy các ý tưởng địa chính trị lớn ở Nga để thay đổi cho kịp xu hướng. Một thập kỷ trước, người Nga đã hình dung về mối quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ hơn với châu Âu. Bây giờ nhiều người lại nghĩ về hợp tác chiến lược nhiều hơn với Trung Quốc, dù vẫn còn một số quan điểm nghĩ về việc cần phải độc lập với Trung Quốc.

Moscow sẽ vẫn duy trì quan hệ với châu Âu. Nhiều vấn đề quân sự, an ninh và kinh tế trên khắp châu Âu chỉ có thể được giải quyết với sự tham gia của Nga. Nhưng có những thay đổi về kinh tế và văn hóa làm hạn chế ảnh hưởng của Nga ở Ukraine, các nước vùng Baltic, và thậm chí cả Nam Kavkaz.

Nga có bàn tay tự do hơn ở Trung Á, thông qua các động thái quân sự ở Trung Đông và châu Phi đang hỗn loạn. Nó cho thấy một nước Nga không Biên phiên dịch có ảnh hưởng ở Ukraine và các nước vùng Baltic sẽ chuyển hướng và gặt hái thành quả ở châu Á tốt hơn châu Âu như thế nào.

Nó cũng trở thành minh chứng cho các nhà phân tích Nga chỉ ra làm thế nào trong hai thập kỷ qua dưới thời Tổng thống Putin, đất nước này đã lấy lại được sức mạnh nội tại để dẫn đến thành công trong chính sách đối ngoại.

Trên thực tế, điều quan trọng hơn trong bối cảnh lịch sử Nga là giới tinh hoa chính trị Nga trong 20 năm qua đã luôn tìm kiếm vị trí mới cho đất nước khi đứng giữa lục địa Á-Âu.

Sự phát triển này là điều có thể dự đoán. Sau khi mất đi những vùng đất rộng lớn của lãnh thổ Liên Xô cũ, Nga buộc phải tìm cho mình chỗ đứng ở Á-Âu trong thế kỷ 21.

Moscow luôn mô tả mình có một chính sách độc lập, nhưng điều đó không thực sự chính xác. Nga không thể thích nghi với châu Âu, nhưng lại có một số sự lựa chọn khá tốt khi chuyển sang châu Á.

Giữa đại dịch Covid-19, Ronaldo truyền đi thông điệp ý nghĩa nhận về hàng triệu lượt thả tim: Vì cả thế giới, các bạn hãy ở nhà

Lúc này, cả thế giới vẫn đang phải gồng mình để chống lại cơn ác mộng mang tên "Covid-19". Lúc này, việc tự cách ly ở nhà, hạn chế ra đường một cách tối đa là điều cần làm để bảo vệ sức khỏe, không chỉ của bản thân và toàn xã hội.

Mới đây, Ronaldo, nhân vật có ảnh hưởng nhất nhì trên MXH, đã thêm một lần lên tiếng, gửi gắm lới nhắn nhủ đầy ý nghĩa tới các fan hâm mộ toàn thế giới. CR7 viết và lần lượt đăng tải trên trang Facebook, Instagram và Twitter.

"Nếu bạn từng ước có thể làm một điều gì đó cho hàng triệu người trên thế giới, giờ là cơ hội của bạn. Hãy ở nhà, hãy làm điều đó vì cả thế giới".

Giữa đại dịch Covid-19, Ronaldo truyền đi thông điệp ý nghĩa nhận về hàng triệu lượt thả tim: Vì cả thế giới, các bạn hãy ở nhà - Ảnh 1.

Thông điệp của Ronaldo nhanh chóng gây bão Instagram.

Thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Ronaldo nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng. Chỉ tính riêng trên Instagram, CR7 đã thu về hơn 3,6 triệu lượt thả tim sau 2 giờ đăng tải. Còn ở mặt trận Twitter, hơn 6.400 người cũng chia sẻ lại thông điệp trên.

Trước đó, vào hôm 13/3, Ronaldo cũng đã một lần truyền đi thông điệp trên trang cá nhân.

"Thế giới đang trải qua giai đoạn thực sự khó khăn, đòi hỏi mỗi người trong chúng ta cần đề cao cảnh giác. Tôi nói với bạn hôm nay không phải trên tư cách một cầu thủ, mà trong vai trò một người con, người cha và một người đang quan tâm dịch công chứng đến sự phát triển của dịch bệnh và ảnh hưởng của nó đến toàn thế giới", Cristiano Ronaldo bày tỏ suy nghĩ trên Twitter.

Giữa đại dịch Covid-19, Ronaldo truyền đi thông điệp ý nghĩa nhận về hàng triệu lượt thả tim: Vì cả thế giới, các bạn hãy ở nhà - Ảnh 2.

Ronaldo vẫn đang tự cách ly tại quê nhà Bồ Đào Nha.

"Điều quan trọng nhất là chúng ta cần tuân theo chỉ dẫn từ WHO (Tổ chức Y tế thế giới) cũng như chính phủ, để tự bảo vệ bản thân trong tình cảnh hiện tại. Bảo vệ cuộc sống con người phải được đặt trên bất kỳ lợi ích nào khác", CR7 nhắn nhủ.

Về phía Ronaldo, sau khi đồng đội Daniele Rugani bị phát hiện nhiễm Covid-19 vào hôm 12/3, ngôi sao người Bồ đã tự cách ly tại quê nhà Madeira và không ra khỏi nhà từ đó cho tới nay.